Học sinh cần có chiến lược ôn tập trọng tâm, biết phương pháp xử lý đề và giữ vững tâm lý.

Vài ngày nữa, sĩ tử cả nước sẽ bước vào kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2020. Những giáo viên giàu kinh nghiệm luyện thi tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã đưa ra lời khuyên giúp thí sinh ôn tập trọng tâm kiến thức và chuẩn bị tâm lý tốt trước kỳ thi.

Ôn tập trọng tâm cho từng môn

Với môn Ngữ văn, Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết lưu ý thí sinh 3 kiểu câu hỏi trong bài thi.

Thứ nhất là phần đọc hiểu, khi nhận đề học sinh cần đọc kỹ để nắm bắt nội dung cơ bản của ngữ liệu đọc hiểu. Nội dung đó được thể hiện trong nhan đề, nội dung và xuất xứ của ngữ liệu. Tiếp đó, các em phân loại câu hỏi theo mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao để tìm hình thức trả lời phù hợp nhất.

Cụ thể, với câu nhận biết, đề có thể hỏi các em về một đặc điểm hình thức hoặc chi tiết nào đó về nội dung văn bản. Câu trả lời sẽ hiện hữu trong ngữ liệu, các em chỉ cần trả lời từ ngữ liệu mà không phân tích, diễn giải. Với câu thông hiểu, đề thường hỏi cách hiểu về quan điểm/ khái niệm…, các em cần trình bày cách hiểu của mình, giải thích được nghĩa đen và các tầng nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ.

Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết

Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống giáo dục HOCMAI.

Với câu vận dụng và vận dụng cao, học sinh cần vận dụng các kiến thức từ Văn học, Làm văn, Tiếng Việt lẫn kiến thức, trải nghiệm từ cuộc sống, xã hội để đánh giá, cảm thụ, thẩm định được đơn vị kiến thức được hỏi. Học sinh cũng phải thể hiện thái độ, cảm xúc, quan điểm độc lập, trung thực của các em trước một thông điệp, tư tưởng được đặt ra trong câu.

Thứ hai là phần làm văn, gồm hai câu. Câu thứ nhất là viết đoạn văn nghị luận xã hội, các em cần lưu ý vấn đề sau đây: Nếu đề bài yêu cầu bàn luận một vấn đề với hệ thống luận điểm nhiều bình diện như: khái niệm, biểu hiện, đánh giá ý nghĩa hay hậu quả, giải pháp, bàn luận, bài học…, thí sinh chỉ viết một đoạn văn. Lưu ý một đoạn văn chỉ được nghị luận về một bình diện, khía cạnh nhỏ của vấn đề, tuyệt đối không biến đoạn văn của mình thành một bài văn thu nhỏ.

Câu làm văn thứ hai là câu nghị luận văn học, cần nắm chắc ở mỗi một tác phẩm hoặc đoạn trích những nội dung cơ bản nhất về mặt kiến thức, dựa vào đó triển khai hệ thống ý trong thân bài và khái quát lại những giá trị nghệ thuật, nội dung trong kết luận.

Với môn Toán, Tiến sĩ Lê Bá Trần Phương cho rằng sẽ có khoảng 80% số lượng câu hỏi dễ ở mức độ nhận biết, thông hiểu, chỉ 20% số lượng câu hỏi khó ở mức độ vận dụng, vận dụng cao (học kỳ 1 lớp 12). Các câu hỏi khó này tập trung vào phần Giải tích, gồm: Tính đơn điệu của hàm số, cực trị của hàm số, sự tương giao giữa 2 đồ thị hoặc giá trị lớn nhất nhỏ nhất của hàm số. Hình học tập trung vào các phần kiến thức như: Tính khoảng cách từ một điểm tới một mặt phẳng, tính khoảng cách giữa 2 đường chéo nhau, tính góc, thể tích khối đa diện.

Trong khi đó, thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên môn Hóa học nhấn mạnh sĩ tử cần tập trung ôn tập lý thuyết những ngày này. Với môn Hóa, các em nên bám sát cấu trúc đề tham khảo lần hai của Bộ GD&ĐT để ôn tập nhưng không nên chỉ tập trung ôn một dạng bài tập nào đó trong đề tham khảo. Các bài tập khó thường tập trung ở học kỳ một lớp 12, phần Hữu cơ (Este, chất béo, …), Vô cơ (axit, điện phân).

Đồng quan điểm với thầy Ngọc, thầy Đỗ Ngọc Hà, giáo viên môn Vật lí cũng lưu ý học sinh nên ôn lại kỹ các kiến thức ở mức độ cơ bản như: lý thuyết, công thức, các dạng bài cơ bản. Các em ôn luyện bám sát Đề tham khảo lần hai mà Bộ GD & ĐT đã công bố. Những dạng bài dễ (nhận biết, thông hiểu) thường rơi vào nội dung kiến thức của học kỳ hai lớp 12. Những dạng bài khó (vận dụng, vận dụng cao) thường tập trung ở học kỳ một lớp 12, gồm: dao động cơ, sóng cơ, dòng điện xoay chiều.

Các phương pháp xử lý đề thi và chuẩn bị tâm lý

Ngoài “mách” học sinh chiến lược ôn tập trọng tâm, thầy Đỗ Ngọc Hà, giáo viên môn Vật lí cũng lưu ý, khi làm bài, học sinh không nên sa đà vào các câu hỏi khó, ở mức độ vận dụng cao. Các em nên đọc kỹ đề bài, tôn trọng các câu hỏi dù khó hay dễ, làm bài theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ trên xuống dưới. Gặp câu hỏi khó mà chưa tìm ra đáp án, các em hãy đánh dấu lại để làm sau, không nên mất quá nhiều thời gian suy nghĩ mà chuyển sang câu khác ngay.

Với môn Sinh học, thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên môn Sinh học cũng nhấn mạnh học sinh cần biết cách tối ưu hóa điểm số khi làm bài. Các câu hỏi đầu tiên trong đề thi thường là những câu hỏi dễ lấy điểm, ở mức độ nhận biết, thông hiểu. Các em nên tranh thủ thời gian phát đề để xử lý 10 câu hỏi dễ đầu tiên. Việc xử lý các câu hỏi đầu tiên thuận lợi cũng tạo cho thí sinh tâm lý ổn định hơn để làm các câu hỏi tiếp theo trong đề.

“Trong quá trình làm bài thi, não bộ và cơ thể cần cung cấp nhiều năng lượng hơn bình thường. Hãy đút túi một vài viên kẹo ngọt để ngậm khi làm bài, điều này sẽ giúp các em giảm căng thẳng và tập trung hơn trong phòng thi”, thầy Nguyễn Thành Công chia sẻ thêm.

thầy Nguyễn Thành Nam, giáo viên môn Vật lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI

Thầy Nguyễn Thành Nam, giáo viên môn Vật lí tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.

Về việc chuẩn bị tâm lý cho kỳ thi, thầy Nguyễn Thành Nam, giáo viên môn Vật lí tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho rằng, ở thời điểm cận ngày thi, học sinh cần quan tâm, chú ý đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Các em nên tạo thói quen ngủ sớm trước 23h và dậy sớm vào khoảng 5h – 6h sáng. Điều này giúp các em cân bằng chế độ sinh hoạt, trạng thái tinh thần minh mẫn, tránh bị ngủ quên khi đến ngày thi.

Thế Đan

Nguồn Tông hợp

Facebook Comments
Rate this post

Đào tạo ngôn ngữ PLG đang tổ chức các lớp dạy kèm tiếng Anh tại nhà trong nội thành TP.HCM, mọi chi tiết xin liên hệ: 0909 964 389, xem thêm tại đây.

Đào tạo ngôn ngữ PLG đang tổ chức các lớp dạy kèm tiếng Trung tại nhà trong nội thành TP.HCM, mọi chi tiết xin liên hệ: 0909 964 389, xem thêm tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *